hòa lưới bám tải đắk lắk

[tintuc] Hệ thống hoà lưới bám tải là hệ thống điện năng lượng mặt trời hoà lưới nhưng không có điện phát lên lưới. Hệ thống sẽ tự động đo đạc công suất tiêu thụ của tải tiêu thụ để tạo ra công suất điện bằng với lượng điện của tải tiêu thụ, không tạo ra điện dư thừa và không đẩy lên lưới điện quốc gia.

hòa lưới bám tải đắk lắk
- Hiểu một cách đơn giản đây là hệ thống điện mặt trời hoà lưới một chiều, chỉ cho phép điện từ lưới điện đi vào cung cấp cho tải chứ không cho phép điện từ hệ thống điện mặt trời phát ra lưới điện.
+ Tại sao nên lắp hệ thống điện mặt trời hoà lưới bám tải ?

- Hệ thống hoà lưới năng lượng mặt trời bao gồm các tấm pin nhận bức xạ của mặt trời sau đó chuyển thành nguồn điện 1 chiều (DC), nguồn điện này được inverter hoà lưới chuyển thành dòng điện 2 chiều (AC) tự động hòa vào nguồn điện lưới để cung cấp cho các thiết bị điện.

- Khi nguồn điện năng lượng mặt trời cung cấp cho tải tiêu thụ dư thì nguồn điện dư sẽ được phát ngược lên lưới giúp chủ đầu tư có thêm nguồn thu khi nhà nước ban hành cơ chế mua điện.

- Sau khi kết thúc chính sách mua điện vào ngày 31/12/2020, hiện nay chính phủ vẫn chưa ban hành chính sách mua điện mới, nhiều chủ đầu tư vẫn muốn lắp điện mặt trời để tự sử dụng mà không cần bán điện thì lại gặp vấn đề lớn. Lượng điện mặt trời được tạo ra không sử dụng hết sẽ được phát ngược lên lưới điện, công tơ điện sẽ ghi nhận lượng điện phát lên đó giống như lượng điện tiêu thụ của hộ gia đình, chủ đầu tư sẽ phải trả thêm tiền cho lượng điện dư thừa đó. Vì vậy hóa đơn tiền điện có thể sẽ không giảm mà còn tăng cao hơn. Vậy là chủ đầu tư chịu thiệt đôi đường, họ bị EVN tính tiền cả những kWh mà họ tặng không cho EVN.

- Để khắc phục vấn đề trên, một số chủ đầu tư có mong muốn sử dụng điện mặt trời nên lựa chọn giải pháp điện mặt trời hoà lưới bám tải, đây sẽ là giải pháp tối ưu nhất tại thời điểm hiện tại để không phải bị trả tiền cho phần sản lượng điện mặt trời dư thừa phát lên lưới.
+ Nguyên lý hoạt động của hệ thống hoà lưới bám tải
- Hệ thống hoà lưới bám tải khác biệt so với hệ thống hoà lưới thông thường là có thêm chức năng Zero – Export được tích hợp sẵn trong inverter hoà lưới.
 

- Thiết bị này có tên Zero Export Controller có nhiệm vụ thu thập hướng dòng điện giữa lưới điện và (tải sử dụng + inverter) và  truyền tín hiệu điều khiển về inveter hoà lưới. Khi phát hiện có dòng điện đẩy lên lưới, inverter sẽ điều chỉnh công suất phát điện sao cho dòng điện qua cảm biến gần  bằng không. Vì việc này diễn ra rất nhanh nên có thể coi là inverter hòa lưới luôn luôn chỉ hòa lưới phần điện đúng bằng tải sử dụng( trong trường hợp tải tiêu thụ công suất điện lớn hơn công suất phát điện của hệ thống pin năng lượng mặt trời, tải tiêu thụ lấy thêm phần năng lượng từ lưới điện để nuôi tải) sẽ tự động giảm công suất phát ra của hệ thống.
+ Đối tượng nên sử dụng giải pháp hoà lưới bám tải
Khi không có chính sách mua lại điện từ EVN, giải pháp hoà lưới bám tải là giải pháp tốt nhất dành cho các đối tượng như:
    - Các nhà máy muốn sử dụng năng lượng mặt trời để giảm lượng điện tự dùng
    - Các nhà máy đã lắp đặt nhưng không làm được hợp đồng mua bán điện (có tải tiêu thụ nội bộ nhà máy)
    - Chủ đầu tư là các hộ gia đình có nhu cầu sử dụng điện mặt trời thay thế điện lưới và không có nhu cầu bán điện bởi mức sử dụng điện trong ngày cao, giá mua điện năng lượng mặt trời giảm không đem lại nhiều lợi ích, giá điện ngày một cao.
    - Các khu vực không làm được hợp đồng mua bán điện do quá tải đường dây truyền dẫn.
+ Có nên sử dụng hệ thống bám tải hoà lưới hay không ?
- Câu trả lời là nên bởi khi chưa có giá điện FIT3, người dùng có thể cài đặt tính năng này để được sử dụng hệ thống ĐMT mái nhà giá rẻ mà không cần quan tâm tới giá bán điện cho EVN, không cần quan tâm tới việc lắp đặt đồng hồ 2 chiều. Khi có giá FIT3, chỉ cần cài đặt lại tính năng BÌNH THƯỜNG ban đầu - cho phép phát điện thì có thể lắp đặt công tơ 2 chiều và Hợp đồng mua bán điện.

- Các nhà đầu tư bán điện trực tiếp từ hệ thống ĐMT Áp mái với chủ nhà máy/ nhà xưởng bên dưới có giải pháp bán điện hữu hiệu với người mua mà không cần quan tâm quá nhiều tới các thủ tục.

- Giúp công suất phát điện được tiêu thụ trực tiếp tại lưới tiêu dùng hạ áp 0.4Kv mà không gây quá tải hệ thống.

[tintuc]Bức xạ mặt trời là một nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng tại Việt Nam. Trung bình, tổng bức xạ năng lượng mặt trời ở Việt Nam vào khoảng 5kW/h/m2/ngày ở các tỉnh miền Trung và miền Nam, và vào khoảng 4kW/h/m2/ngày ở các tỉnh miền Bắc.Từ dưới vĩ tuyến 17, bức xạ mặt trời không chỉ nhiều mà còn rất ổn định trong suốt thời gian của năm, giảm khoảng 20% từ mùa khô sang mùa mưa. Số giờ nắng trong năm ở miền Bắc vào khoảng 1500-1700 giờ trong khi ở miền Trung và miền Nam Việt Nam, con số này vào khoảng 2000-2600 giờ mỗi năm.


Theo tài liệu khảo sát lượng bức xạ mặt trời cả nước:

– Các tỉnh ở phía Bắc (từ Thừa Thiên – Huế trở ra) bình quân trong năm có chừng 1800 – 2100 giờ nắng. Trong đó, các vùng Tây Bắc (Lai Châu, Sơn La, Lào Cai) và vùng Bắc Trung Bộ (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh) được xem là những vùng có nắng nhiều.
– Các tỉnh ở phía Nam (từ Đà Nẵng trở vào), bình quân có khoảng 2000 – 2600 giờ nắng, lượng bức xạ mặt trời tăng 20% so với các tỉnh phía Bắc. Ở vùng này, mặt trời chiếu gần như quanh năm, kể cả vào mùa mưa. Do đó, đối với các địa phương ở Nam Trung bộ và Nam bộ, nguồn bức xạ mặt trời là một nguồn tài nguyên to lớn để khai thác sử dụng.
Việt Nam có nguồn NLMT dồi dào cường độ bức xạ  mặt trời trung bình ngày trong năm ở phía bắc là 3,69 kWh/m2 và phía nam là 5,9 kWh/m2. Lượng bức xạ mặt trời tùy thuộc vào lượng mây và tầng khí quyển của từng địa phương, giữa các địa phương ở nước ta có sự chêng lệch đáng kể về bức xạ mặt trời. Cường độ bức xạ ở phía Nam thường cao hơn phía Bắc.
Trong đó:
+ Vùng Tây Bắc:
– Nhiều nắng vào các tháng 8. Thời gian có nắng dài nhất vào các tháng 4,5 và 9,10. Các tháng 6,7 rất hiếm nắng, mây và mưa rất nhiều. Lượng tổng xạ trung bình ngày lớn nhất vào khoảng 5,234 kWh/m2ngày và trung bình trong năm là 3,489 kWh/m2/ngày.
– Vùng núi cao khoảng 1500m trở nên thường ít nắng. Mây phủ và mưa nhiều, nhất là vào khoảng tháng 6 đến thàng 1. Cường độ bức xạ trung bình thấp (< 3,489 kWh/m2/ ngày).
+ Vùng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ
– Ở Bắc Bộ, nắng nhiều vào tháng 5. Còn ở Bắc Trung bộ càng đi sâu về phía Nam thời gian nắng lại càng sớm, nhiều vào tháng 4.
– Tổng bức xạ trung bình cao nhất  ở Bắc Bộ khoảng từ thàng 5, ở Bắc Trung Bộ tù tháng 4. Số giờ nắng trung bình thấp nhất là trong tháng 2. 3 khoảng 2h/ngày, nhiều nhất vào tháng 5 với khoảng 6 – 7h/ngày và duy trì ở mức cao từ tháng 7.
Bản đồ bức xạ ở Việt Nam

+ Vùng Trung Bộ:
– Từ Quảng Trị đến Tuy Hòa, thời gian nắng nhiều nhất vào các tháng giữa năm với khoảng 8 – 10h/ngày. Trung bình từ tháng 3 đến tháng 9, thời gian nắng từ  5 – 6 h/ngày với lượng tổng xạ trung bình trên 3,489 kWh/m2/ngày (có ngày đạt 5,815 kWh/m2/ngày).
+ Vùng phía Nam:
– Ở vùng này, quanh năm dồi dào nắng. Trong các tháng 1, 3, 4 thường có nắng từ 7h sáng đến 17h. Cường độ bức xạ trung bình thường lớn hơn 3,489 kWh/m2/ngày. Đặc biệt là các khu vực Nha Trang, cường độ bức xạ lớn hơn 5,815 kWh/m2/ngày trong thời gian 8 tháng/năm.
Dưới đây là bảng số liệu về lượng bức xạ mặt trời tại các vùng miền nước ta.
Bảng 1 : Số liệu về bức xạ mặt trời tại VN
Vùng Giờ nắng trong năm Cường độ BXMT (kWh/m2, ngày) Ứng dụng
Đông Bắc 1600 – 1750 3,3 – 4,1Trung bình
Tây Bắc 1750 – 1800 4,1 – 4,9Trung bình
Bắc Trung Bộ 1700 – 2000 4,6 – 5,2Tốt
Tây Nguyên và Nam Trung Bộ 2000 – 2600 4,9 – 5,7Rất tốt
Nam Bộ 2200 – 2500 4,3 – 4,9Rất tốt
Trung bình cả nước 1700 – 2500 4,6Tốt

Qua bảng trên cho ta thấy nước ta có lượng bức xạ mặt trời rất tốt, đặc biệt là khu vực phía Nam, ở khu vực phía bắc thì lượng bức xạ mặt trời nhận được là ít hơn.

Lượng bức xạ mặt trời giữa các vùng miền là khác nhau và nó cũng phụ thuộc vào từng tháng khác nhau.
Dưới đây là bảng số liệu lượng bức xạ trung bình các tháng ở các địa phương.
Bảng 2 : Lượng tổng xạ bức xạ mặt trời trung bình ngày của các tháng trong năm ở một số địa phương của nước ta, (đơn vị: MJ/m2.ngày)





Như vậy lượng tổng xạ nhận được ở mỗi vùng miền cũng khác nhau ở mỗi tháng. Ta nhận thấy rằng các tháng nhận được nhiều nắng hơn là tháng 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10. Nếu sử dụng bình năng lượng mặt trời vào các tháng này sẽ cho hiệu suất rất cao.

Tóm lại, Việt Nam là nước có tiềm năng về NLMT, trải dài từ vĩ độ 8’’ Bắc đến 23’’ Bắc, nằm trong khu vực có cường độ bức xạ mặt trời tương đối cao, với trị số tổng xạ khá lớn từ 100 – 175 kcal/cm2.năm, do đó việc sử dụng NLMT ở nước ta sẽ đem lại hiệu quả kinh tế lớn. Giải pháp sử dụng năng lượng mặt trời hiện đang được cho là giải pháp tối ưu nhất. Đây là nguồn năng lượng sạch, không gây ô nhiễm môi trường và có trữ lượng vô cùng lớn do tính tái tạo cao. Đồng thời, phát triển ngành công nghiệp sản xuất pin mặt trời sẽ góp phần thay thế các nguồn năng lượng hóa thạch, giảm phát khí thải nhà kính, bảo vệ môi trường. Vì thế, đây được coi là nguồn năng lượng quý giá, có thể thay thế những dạng năng lượng cũ đang ngày càng cạn kiệt. Từ lâu, nhiều nơi trên thế giới đã sử dụng năng lượng mặt trời như một giải pháp thay thế những nguồn tài nguyên truyền thống.

Khu vực Tây Bắc được đánh giá có tiềm năng năng lượng mặt trời vào loại khá trong toàn quốc do không bị ảnh hưởng nhiều bởi gió mùa và hoàn toàn có thể ứng dụng hiệu quả các công nghệ sử dụng năng lượng mặt trời tại khu vực Tây Bắc. Bức xạ mặt trời trung bình năm từ 4,1 – 4,9 kWh/m2/ngày. Số giờ nắng trung bình cả năm đạt từ 1800 – 2100 giờ nắng, các vùng có số giờ nắng cao nhất thuộc các tỉnh Điện Biên, Sơn La. Thời điểm trong năm khai thác hiệu quả nhất NLMT tại khu vực Tây Bắc là vào tháng 3 đến tháng 9, trong khi vào các tháng mùa đông hiệu quả khai thác NLMT là rất thấp.

Số giờ nắng và cường độ bức xạ tại khu vực Tây Bắc

Tiềm năng điện năng lượng mặt trời tốt nhất ở các vùng Thừa Thiên Huế trở vào Nam và vùng Tây Bắc. Vùng Tây Bắc gồm các tỉnh Lai Châu, Sơn La, Lào Cai…. và vùng Bắc Trung bộ gồm các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh…. có năng lượng mặt trời khá lớn. Mật độ năng lượng mặt trời biến đổi trong khoảng 300 đến 500 cal/cm2.ngày. Số giờ nắng trung bình cả năm trong khoảng 1800 đến 2100 giờ. Như vậy, các tỉnh thành ở miền Bắc nước ta đều có thể sử dụng hiệu quả.

Còn ở miền Nam, từ Đà Nẵng trở vào, năng lượng mặt trời rất tốt và phân bố tương đối điều hòa trong suốt cả năm. Trừ những ngày có mưa rào, có thể nói trên 90% số ngày trong năm đều có thể sử dụng năng lượng mặt trời cho sinh hoạt. Số giờ nắng trung bình cả năm trong khoảng 2000 đến 2600 giờ. Đây là khu vực ứng dụng năng lượng mặt trời rất hiệu quả.[/tintuc]



[tintuc]Đó là một trong những nội dung đáng chú ý nằm trong “Chương trình thúc đẩy phát triển điện mặt trời mái nhà tại Việt Nam” mà Bộ Công thương vừa chính thức khởi động sáng nay (25.7).

Sáng nay (25.7), Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo phối hợp với các nhà tài trợ tổ chức Hội thảo khởi động “Chương trình thúc đẩy phát triển điện mặt trời mái nhà tại Việt Nam”.

Hỗ trợ khoảng 15% chi phí lắp đặt

Bà Phạm Thùy Dung, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo cho biết : Mục tiêu là đến cuối năm 2025 có 100.000 hệ thống điện mặt trời mái nhà, tương đương 1.000 MWp sẽ được lắp đặt và vận hành trên toàn quốc.

Theo ông Nguyễn Quốc Dũng, Trưởng ban kinh doanh (Tập đoàn Điện lực Việt Nam) : Việt Nam nhận được rất nhiều sự hỗ trợ từ các nhà tài trợ quốc tế, trong đó đặc biệt có dự án GET-FIT – “Chương trình phát triển năng lượng tái tạo Việt Nam: hỗ trợ phát triển điện mặt trời mái nhà” do Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW) tài trợ với tổng mức nguồn vốn viện trợ không hoàn lại là 14,5 triệu euro. Đối tượng được tài trợ là các hộ gia đình có đủ điều kiện lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái.

Cụ thể, các hộ gia đình lắp điện mặt trời áp mái sẽ được hỗ trợ khoảng 3 triệu đồng/1 kWp. Theo khảo sát, trung bình mỗi hộ có đủ điều kiện lắp đặt khoảng 2 – tối đa 3 kWp, do đó mức hỗ trợ dự kiến cho mỗi hộ khoảng từ 6 – 9 triệu đồng, tương ứng khoảng khoảng 15% chi phí lắp đặt. Chương trình kéo dài từ 2019 – 2021.

Về cách thức hỗ trợ, Bộ Công thương sẽ triển khai tương tự chương trình hỗ trợ các hộ lắp đặt bình nước nóng sử dụng năng lượng mặt trời đã triển khai trước đây. Theo đó, các đơn vị điện lực sẽ giám sát cụ thể. EVN sẽ thiết lập một hệ thống phần mềm, đảm bảo tất cả người dân, khi lắp đặt hệ thống điện mặt trời, ký kết xong hợp đồng mua bán điện sẽ được xuất hóa đơn, thông qua đó nhận tiền hỗ trợ. Tất cả sẽ được công khai, minh bạch và áp dụng đối với tất cả các hộ dân, hộ gia đình lắp đặt điện mặt trời áp mái” – ông Dũng thông tin.

Ngoài ra, các tổ chức, nhà tài trợ như Ngân hàng Thế giới, USAID, Liên minh châu Âu cũng sẽ hỗ trợ Việt Nam về các hoạt động kỹ thuật, nghiên cứu xây dựng chính sách và tăng cường khả năng tiếp cận các nguồn tài trợ… để khuyến khích phát triển năng lượng sạch hiệu quả.

“Trám” lỗ hổng thiếu điện

Theo ông Nguyễn Quốc Dũng, Việt Nam đang đứng trước nguy cơ thiếu điện nghiêm trọng. Cụ thể, trong năm 2019, tổng nguồn cung năng lượng điện phải có là 52.600 MW. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, chúng ta mới đạt 48.800 MW, thiếu hụt khoảng 3.000 MW so với quy hoạch. Đến 2025, nhu cầu về nguồn điện theo quy hoạch phải đạt 89.000 MW, đến 2030 phải đạt mức 110.000 MW.

Tổng nhu cầu điện của toàn quốc giai đoạn 2019 – 2030 sẽ tiếp tục tăng cao. Dự kiến trong năm 2019, công suất phụ tải là 38.447 MW, năm 2025 lên tới 63.400 MW và đến 2030 lên tới khoảng 90.000 MW.

Với tốc độ nhu cầu tăng bình quân gần 10%/năm, sản lượng điện sản xuất cần bổ sung bình quân 26,5 tỉ kWh/năm, tương đương công suất nguồn cần thêm ít nhất 4.500 – 5.000 MW nguồn nhiệt điện hoặc từ 14.000 – 16.000 MW nếu là năng lượng tái tạo.

“Các con số nêu trên cho thấy, chúng ta đang mất cân đối về cung – cầu trong giai đoạn 2019 – 2025, đặc biệt là giai đoạn 2021 – 2023. Chúng ta đang huy động tất cả các nguồn nhiệt điện, thậm chí phải phát điện chạy dầu (rất đắt) nhưng cũng không đủ đáp ứng. Dự kiến phát điện dầu khoảng 1,7 tỉ kWh vào năm 2019 và đến 2020 là  5,2 tỉ kWh nhưng đến thời điểm này, do thủy văn kém, đã sử dụng tới 700.000 kWh và từ giờ đến cuối năm, EVN sẽ phải phát tăng lượng dầu lên thêm 1,8 tỉ kWh, tổng sản lượng huy động phải ở mức 3,5 tỉ kWh. Với bức tranh hiện nay, khả năng điện Việt Nam sẽ tiếp tục thiếu hụt khoảng 3,7 tỉ kWh vào năm 2021, tăng lên 10 tỉ vào năm 2022 và đến 2023, thiếu hụt khoảng 12 tỉ kWh” – đại diện EVN dự báo.

TS Phương Hoàng Kim, Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo cho biết trong bối cảnh nguồn thủy điện tại các tỉnh miền Bắc, miền Trung gần như đã khai thác hết, các dự án nhiệt điện chậm tiến độ, hạn hán, thiếu nguồn nước tại nhiều khu vực, việc mở rộng nguồn cung điện từ năng lượng tái tạo, mà cụ thể là nhân rộng số lượng hệ thống điện mặt trời áp mái và vô cùng cấp bách.

“Chính phủ ngày càng nhận thức rõ vai trò của năng lượng tái tạo và tiết kiệm năng lượng trong duy trì tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an ninh năng lượng, bảo vệ sức khỏe con người và môi trường. Việt Nam đặt mục tiêu sản xuất điện từ năng lượng tái tạo ở mức 6,5% tổng cơ cấu nguồn vào năm 2020 và 10,7% vào năm 2030; tiết kiệm năng lượng 10% trong tổng mức tiêu thụ điện vào năm 2020” – ông Kim nói[/tintuc]


[tintuc]Đây là một nội dung trong Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ được ban hành ngày 11/4/2017 về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam.
Theo Quyết định này, dự án điện mặt trời được miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định cho dự án; thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu phục vụ sản xuất của dự án là nguyên liệu, vật tư, bán thành phẩm trong nước chưa sản xuất được.
Các dự án điện mặt trời, công trình đường dây và trạm biến áp để đấu nối với lưới điện được miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tiền thuê mặt nước theo quy định của pháp luật hiện hành áp dụng cho dự án thuộc lĩnh vực ưu đãi đầu tư.
Bên mua điện có trách nhiệm mua toàn bộ sản lượng điện từ các dự án nối lưới với giá mua điện tại điểm giao nhận điện là 2.086 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng, đương đương 9,35 Uscents/kWh. Giá bán điện được điều chỉnh theo biến động của tỷ giá đồng/USD. Giá điện này chỉ áp dụng cho các dự án nối lưới có hiệu suất của tế bào quang điện (Solar cell) lớn hơn 16% hoặc module lớn hơn 15%.


Các dự án trên mái nhà được thực hiện cơ chế bù trừ điện năng sử dụng hệ thống công tơ hai chiều. Trong một chu kỳ thanh toán, lượng điện phát ra từ các dự án trên mái nhà lớn hơn lượng điện tiêu thụ sẽ được chuyển sang chu kỳ thanh toán kế tiếp. Khi kết thúc năm hoặc khi kết thúc hợp đồng mua điện, lượng điện phát dư sẽ được bán cho bên mua điện với giá theo quy định.
Chi phí mua điện từ các dự án điện mặt trời được tính toán và đưa đầy đủ trong thông số đầu vào của phương án giá bán điện hàng năm của Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/6/2017 – 30/6/2019.[/tintuc]


[tintuc]Việt Nam được đánh giá là nước có tiềm năng phát triển điện mặt trời do vị trí địa lý nằm gần xích đạo, cường độ bức xạ mặt trời trung bình từ 4,5 - 5,5 kWh/m2/ngày. Nhằm đẩy mạnh khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn năng lượng mặt trời, Chính phủ đã đặt ra các mục tiêu phát triển điện mặt trời tại Quyết định số 428/QĐ-TTg ngày 18 tháng 3 năm 2016 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011 - 2020 có xét đến 2030, cụ thể: tăng công suất lắp đặt điện mặt trời lên khoảng 850 MW vào năm 2020; khoảng 4.000 MW vào năm 2025 và khoảng 12.000 MW vào năm 2030.
Để đạt được các mục tiêu này, ngày 11 tháng 4 năm 2017, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam (Quyết định số 11). Thực hiện Quyết định số 11, Bộ Công Thương phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng Thông tư 16/2017/TT-BCT hướng dẫn chi tiết các quy định về phát triển dự án và Hợp đồng mua bán điện mẫu áp dụng cho các dự án điện mặt trời.
Thông tư 16/2017/TT-BCT ban hành ngày 12/9/2017 gồm 5 Chương, 22 Điều, quy định cụ thể về: (i) quy hoạch và phát triển dự án điện mặt trời; (ii) giá bán điện của các dự án điện mặt trời nối lưới và dự án điện mặt trời mái nhà; (iii) hợp đồng mua bán điện mẫu áp dụng cho các dự án điện mặt trời (nối lưới và mái nhà); (iv) trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan. Các Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư gồm: (i) Nội dung đề án Quy hoạch phát triển điện mặt trời cấp tỉnh; (ii) Hợp đồng mua bán điện mẫu áp dung cho các dự án điện mặt trời nối lưới; (iii) Hợp đồng mua bán điện mẫu áp dụng cho các dự án điện mặt trời mái nhà.
Thông tư quy định các dự án điện mặt trời được hưởng cơ chế giá bán điện tại điểm giao nhận điện là 2.086 đồng/kWh (tương đương với 9,35 Uscents/kWh, được điều chỉnh theo biến động tỷ giá VNĐ/USD). Bên mua điện có trách nhiệm mua toàn bộ sản lượng điện từ dự án điện mặt trời nối lưới có ngày vận hành thương mại trước 30 tháng 6 năm 2019 theo hợp đồng mua bán điện mẫu được áp dụng 20 năm. Các dự án điện mặt trời trên mái nhà được thực hiện cơ chế bù trừ điện năng (net-metering) sử dụng hệ thống công tơ hai chiều. Khi kết thúc năm hoặc khi kết thúc hợp đồng mua bán điện, lượng điện phát dư sẽ được bán cho bên mua điện với giá nêu trên. Bên cạnh đó, dự án điện mặt trời còn được hưởng các ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu, miễn giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất v..v.. theo quy định hiện hành.
Việc ban hành Thông tư giúp minh bạch hóa thủ tục đầu tư phát triển điện mặt trời tại Việt Nam, thúc đẩy đầu tư phát triển nguồn điện mặt trời, bổ sung công suất cho hệ thống điện, từng bước tăng tỷ trọng của năng lượng tái tạo trong hệ thống điện quốc gia, giảm sự phụ thuộc vào nguồn năng lượng hóa thạch đang dần cạn kiệt, đảm bảo an ninh năng lượng, giảm phát thải khí nhà kính, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
Chi tiết, xem tại đây.
Thông tư có hiệu lực kể từ ngày 26/10/2017.[/tintuc]


[tintuc]

5 HIỂU LẦM VỀ ĐIỆN MẶT TRỜI


Điện mặt trời (ĐMT) là ngành mới nên sẽ có nhiều người hiểu sai, hiểu chưa đúng về nó. Bài này mình xin đưa ra 5 hiểu lầm phổ biến về ngành công nghiệp của tương lai này tại Việt Nam và giải đáp những hiểu lầm thay bạn.
1. Chỉ khi có nắng mới dùng được ĐMT
- Điện mặt trời dùng cơ chế "quang điện", tức biến ánh sáng (hay bức xạ mặt trời) thành dòng điện. Điều đó có nghĩa là lúc trời mưa vẫn có thể sinh ra điện (mặc dù ít hơn lúc nắng) trừ trường hợp mây đen phủ kín bầu trời hoặc ban đêm mới không tạo ra điện thôi.

Vậy "Nắng càng nhiều càng tạo ra điện" có đúng không? Cũng sai nốt. Vì ngoài ánh sáng, điện mặt trời chịu tác động bởi nhiều yếu tố khác mà nhiệt độ là 1 điển hình. Nắng nhiều thường kèm theo bức xạ mặt trời lớn nhưng cũng làm nhiệt độ tấm pin tăng lên làm giảm 1 phần hiệu suất của chúng.

2. ĐMT phải dùng ắc quy lưu trữ
~~> Suy nghĩ này đúng, nhưng chỉ đúng trong 3 trường hợp sau:
a. Ở vùng sâu, vùng xa chưa có lưới điện, buộc phải dùng bộ độc lập.
b. Khi nhà nước chưa có chính sách bán điện hòa lưới: Lúc này,
- Ban ngày: điện sinh ra từ các tấm pin vào ban ngày nếu nhiều hơn lượng điện đang sử dụng cho các thiết bị trong nhà sẽ bị đẩy ngược ra lưới mà không được ghi lại
- Ban đêm không có mặt trời, phải lấy điện lưới về dùng lại bị tính phí.
- Để giải quyết vấn đề trên, các ắc quy được thêm vào nhằm trữ điện dùng cho ban đêm.
c. Nhà có những tải ưu tiên phải chạy liên tục:
Với các công ty/gia đình có thiết bị buộc phải chạy liên tục, ắc quy được gắn vào để dự trù khi cúp điện và họ phải chấp nhận chi phí đầu tư đội cao hơn nhiều trong khi tuổi thọ ắc quy rất ngắn (1 -2 năm với ắc quy thường, 5-7 năm với acquy lithium).
Hòa lưới là giải pháp tối ưu nhất hiện nay vì chi phí rẻ hơn, lắp đặt dễ dàng hơn và đặc biệt là có thể bù trừ số điện hàng tháng và bán điện cho nhà nước.

3. Nhà nước chưa cho bán điện sinh ra từ ĐMT
~~> Sai vì:
+ Thông tư 16 Bộ công thương về việc cho phép mua bán điện mặt trời nối lưới đã chính thức ban hành vào tháng 9/2017 nhằm thúc đẩy phát triển các dự án điện mặt trời.
+ Hướng dẫn 1337 Tập đoàn điện lực vào 22/03/2018 quy định rõ việc lắp công tơ 2 chiều miễn phí cho khách và quy định giá bán điện ngược lại cho EVN là 9.35 cent/1kWh*. Sẽ được bù trừ hàng tháng và tổng kết bán điện sau 12 tháng.

Vậy bù trừ điên là sao? Bán điện sau 12 tháng là như nào? Xem ví dụ sau bạn sẽ rõ:
Giả sử bạn lắp công tơ 2 chiều đầu tháng 3:
- Tháng 3:
+ Bạn dùng 300kWh
+ Điện mặt trời tạo ra 360kWh,
=> bạn không phải trả tiền. 60kWh được lưu lại tháng sau
- Tháng 4:
+ Bạn dùng 500kWh
+ ĐMT tạo ra 360kWh + 60kWh lưu từ tháng trước
=> Bạn trả 80kWh.
- Tháng 5,....
- Tháng 2/2019, Kết quả tháng này sẽ quyết định số kWh EVN mua lại. Giá mua 9.35cent/1kWh.

4. Đầu tư ĐMT không bằng bỏ tiền ngân hàng rồi lấy lãi trả tiền điện
~~> Chỉ đúng nếu thỏa 3 điều kiện:
- Không lạm phát (hiện tại chỉ số là 10%/năm)
- Điện không tăng giá (hiện tại tăng trung bình 6%/năm)
- Có sẵn 1 số tiền nhàn rỗi lớn trong ngân hàng và không làm gì trong thời gian dài:
+ 174 triệu nhàn rỗi để ngân hàng, lãi suất 7% năm (hay 0.58%/tháng) thu lãi 1.009.000đ/tháng.
+ 56 triệu đầu tư vào ĐMT, 1 tháng cho 360kWh điện ~ 1.008.000đ/tháng. Bạn còn 118 triệu sử dụng cho việc khác (Mình sẽ có 1 bài viết cụ thể hơn nói về vấn đề này.)

5. Tấm pin mặt trời toàn hàng "lởm", xài vài tháng "vứt"
~~> Pin mặt trời là phần quan trọng nhất trong hệ thống điện mặt trời. Giữa 1 rừng loại pin trên thị trường, người mua không biết đâu mà lần nên dễ mua phải hàng "lởm". Cách hay nhất là hãy để chuyên gia chọn thay bạn.
Top TIER 1 là danh sách các nhà sản xuất pin mặt trời uy tín do Bloomberg, 1 tổ chức tư vấn tài chính hàng đầu thế giới, bình chọn. Bạn có thể xem thêm bài viết về tiêu chí để nhà sản xuất vào top TIER
Hãy lựa chọn những thương hiệu trong top TIER, để đảm bảo tấm pin nhà bạn không phải hàng "lởm" và, xài vài tháng "vứt" nữa

Trên đây là những hiểu biết của mình trong quá trình tìm hiểu và làm việc trong ngành điện mặt trời. Nếu có chỗ nào bạn còn vướng mắc, hoặc cảm thấy giải thích của mình chưa thỏa đáng, hãy comment bên dưới, mình sẽ giải đáp những câu hỏi của bạn cũng như ghi nhận những góp ý tích cực của bạn.

* Giá điện VNĐ tính bằng 9.35cent/1kWh nhân tỉ giá USD:VNĐ vào thời điểm thanh toán. Giá điện mặt trời tính bằng USD nên không ảnh hưởng bởi lạm phát của VNĐ, lạm phát USD thấp hơn lạm phát VNĐ nhiều.[/tintuc]

[tintuc]Các pin năng lượng Mặt trời có nhiều ứng dụng trong thực tế. Chúng đặc biệt thích hợp cho các vùng mà điện lưới khó vươn tới như núi cao, ngoài đảo xa, hoặc phục vụ các hoạt động trên không gian; cụ thể như các vệ tinh quay xung quanh quỹ đạo trái đất, máy tính cầm tay, các máy điện thoại cầm tay từ xa, thiết bị bơm nước…

Pin năng lượng mặt trời là gì? Hoạt động như thế nào?
Pin năng lượng mặt trời (pin mặt trời/pin quang điện) là thiết bị giúp chuyển hóa trực tiếp năng lượng ánh sáng mặt trời (quang năng) thành năng lượng điện (điện năng) dựa trên hiệu ứng quang điện. Hiệu ứng quang điện là khả năng phát ra điện tử (electron) khi được ánh sáng chiếu vào của vật chất.

Tấm pin mặt trời, những tấm có bề mặt lớn thu thập ánh nắng mặt trời và biến nó thành điện năng, được làm bằng nhiều tế bào quang điện có nhiệm vụ thực hiện quá trình tạo ra điện từ ánh sáng mặt trời.[/tintuc]

Tin-tuc